Trang 1 / 11 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 102
  1. #1
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts

    Mụ Tiền hỏi "tại sao nhiều tiền"

    Bên cái tô bít của mụ Tiền nóng quá rồi, tôi sợ cháy nên trả lời mụ ở đây:

    Xin chú ý tuần tự của lập luận. Cái trước dẫn đến cái sau.

    Khởi đầu bước tiến hóa của laòi người là nhờ ăn thức ăn có nhiều năng lượng nên có thì giờ cho óc phát triển, mới đầu là về cân lượng, sau đó thì về chất lượng.

    Tài liệu cho biết hầu hết các nhà khảo cổ cho rằng loài người "phát triển nhanh" hơn loài khỉ kể từ lúc tách ra, đứng trên hai chân và bớt leo trèo nên bắp thịt bàn tay có thì giờ phát triền theo chiều khéo léo thay vì mạnh khỏe. Nhờ khéo léo bàn tay nên họ có thể mài đá tạo dụng cụ, thức ăn đa dạng khiến óc phát triển.

    Lịch sử kế đó cho thấy các nhóm mạnh tàn sát nhóm yếu và trò hiếp đáp phụ nữ tạo ra sự gầy giống mạnh và đa dạng.

    Những nhóm mạnh rồi cũng suy sụp. Các nhóm mạnh giữ vững được lâu đời hơn là nhờ vào "tài nguyên". Ví dụ như Ai Cập nhờ vào tài nguyên (thời ấy) tạo sức mạnh, và họ duy trì tài nguyên bằng cách dùng tài nguyên thiên nhiên (nhất thời) ấy để tạo lên một loại tài nguyên vừa có giá trị hơn, vừa có thể duy trì (renewable, cũng theo thời ấy). Đó là "nhân lực", và tài nguyên này họ khai thác theo hình thức nô lệ.

    Lúc ấy, nhân số còn it. Vùng nào có chút tài nguyên gồm đồng bằng (thực phẩm), rừng (cây gỗ để làm nhiên liệu và cất nhà, đóng thuyền), và chút ít khoáng (đồng và sắt) là có thể gọi là dồi dào rồi. Một số vùng tuy không đủ tài nguyên nhưng lại nằm ở giữa các vùng có tài khuyên khác nhau nên tự nó nảy sình ra một loại tài nguyên mới, đó là vị trí địa lý.

    Đến đây, số phận gần như đã quy định cho các giống dân rồi. Giống dân nào vô phúc nằm ở vùng ít tài nguyên thì trên nguyên tắc, chỉ chịu nghèo thôi.

    Nói nhiều hôm nay ròi, bữa khác nói dóc tiếp.

    tb Trong tài liệu nói về kinh tế và phát triển của TQ thởi cổ, có đoạn cho rằng chính sách thịnh vượng thời Hán và Đường nảy sinh việc phát triển dân số quá nhanh ở hai vùng châu thổ Hoàng Hà và Dương Tử tạo khủng hoảng nhu cầu nhiên liệu (nấu nướng và sưởi) và dân chúng chặt rừng bừa bãi gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế về sau (riêng việc lụt lội cũng đã nhức óc cho lưu vực hai sông này rồi, chưa kể việc thiếu gỗ đóng tàu đi biển)
    Quote Quote


  2. #2
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Kê ghế ngồi chờ lão Mèo và mụ Manh són tiếp

  3. #3
    Tham gia
    13-09-2006
    Bài viết
    14
    Like
    2
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Tiên nữ lưu manh khuyên mình nên bán nhà ah ? Thực chất thì cần cái đầu , nhà toàn dân ngu dốt , người thì bác sĩ , người kỹ sư , giáo viên . Họ chẳng biết kinh doanh

    Tui cũng vậy nè Cử nhân mà lương lẹt đẹt 2T-3T đầu óc không biết kinh doanh làm sao giàu , có cái nhà để ở sợ chúng lừa . Chỉ chờ nhà nước di dân thôi

    NN đang di dân ở gần chợ Bến Thành đó , CA phường cũng dẹp .Sáng nay mới thấy vụ cưỡng chế tống cổ dân mà từ nhỏ đến giờ chưa thấy .

    Đang hoang mang lo tới số nhà mình , q1 bán nhà đi sang q khác thì buồn chết .

  4. #4
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Đang đến đoạn khởi điểm của tư bản. Khúc này tôi thích nhất, nhưng thôi không dài dòng nữa. Tóm cho xong để rồi còn qua phần chính (nẩy nở tư bản - bubble up)

    Như dã đề cập qua trước đây. Của cải phát sinh từ tài nguyên. Tây Âu nằm ở trong khu vực ôn đới. Không phải tự dưng mà có từ "ôn" (temperate). Khí hậu và điều kiện đất đá nhiều chất khoáng (trace elements) giúp cho ngành nông và chăn nuôi phát triển. Nước xứ lạnh chứa nhiều ô xy hơn nên hải sản dồi dào hơn xứ nóng. Rừng Âu châu nhiều gỗ đóng tàu nên họ có thể khai thác nhiều ở biển. Thêm hải cảng nước sâu giúp họ viễn du học hỏi được nhiều thứ. Qua thời kỳ đồ đá đến đồ đồng, rồi đến thời phát triển của thép thì họ cũng có sẵn nhiều quặng mỏ sắt và than đá để luyện kim. Nhiều người lầm tưởng Nhật thiếu tài nguyên - xin xem lịch sử phát triển của họ để tìm hiểu xem lúc khởi điểm họ dùng chính sách tập trung tài nguyên thế nào, lưu ý về chính sách khai thác prô tê in.

    Tài nguyên phong phú giúp cho các điền chủ, tức các nhà quý tộc (aristocrats) tập trung được TIỀN. Bắt đầu...

    tb. tôi không muốn đề cập đến sự cướp bóc và bóc lột. Mất công cãi vã lạc mất chủ thuyết chính của TB. Phải nhìn nhận là trong lịch sử phát triển của Tây, có rất nhiều cướp bóc và trấn lột, nô lệ, điều kiện giao thương cha chú. Nhưng mấy cái đó tối đa chỉ làm tăng cái giàu của họ lên một chút thôi. Không có bóc lột thì họ vẫn phát triển.

  5. 3 thành viên Like bài viết này:


  6. #5
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Bác Mèo không nói theo bài học chánh trị của chủ nghĩa Cộng Sản chớ!?
    Khó quá, không thèm ký

  7. #6
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Bác Mèo không nói theo bài học chánh trị của chủ nghĩa Cộng Sản chớ!?
    Phương Tây họ nghiên cứu rất kỹ về chủ nghĩa cộng sản đấy bác Cả, nhờ vậy họ tránh được những sai lầm trong hệ thống của họ mà lý thuyết cộng sản đã chỉ ra, có lẽ do vậy mà họ dãy mãi vẫn ko thể chết

    Trong lý thuyết chủ nghĩa cộng sản cũng có phân tích kỹ về tư bản, tuy nhiên những người thực thi chính sách của các nước cộng sản thường bỏ qua phần này, do vậy dính sai lầm lớn và bị sụp đổ hàng loạt. Đó là thực tế!

  8. #7
    Tham gia
    21-11-2002
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    3,422
    Like
    17
    Thanked 206 Times in 121 Posts
    Quá trình bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ của thế giới phương tây (bọn Tây gọi là age of colonization) diễn ra trong khoảng hơn 400 năm, biến cả India thành 1 cánh đồng trồng thuốc phiện mà tam giác vàng bây giờ phải gọi bằng cụ, biến hơn 250 triệu người TQ thành thị trường tiêu thụ nha phiến lớn nhất trong lịch sử loài người đến tận bây giờ. Chưa kể các cuộn chiến tranh liên miên do người phương tây gây ra đã khiến người dân TQ è cổ trả hàng tỷ ngân lượng trong suốt hơn 70 thập kỉ. Và đó chỉ mới là trường hợp của TQ.

    Kể Sơ sơ như vậy mà mấy lão nào nói đó rằng mấy cái đó chỉ làm "chúng ló" giàu lên "1 chút thôi" thì không biết ở đây 1 chút là 1 chút như thế nào .

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #8
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Bác Mèo không nói theo bài học chánh trị của chủ nghĩa Cộng Sản chớ!?
    Trong quá trình nói chuyện về kinh tế, tôi đã từng được chụp mũ cộng sản, cực tả, trốt kít, chủ nghĩa xét lại, tiểu tư sản (pơ tí buộc gioa), chó tư bản, vô thần, lão trang, thiên chúa, vv... đủ hết. Trên đời người ta có dệt ra cái mũ màu nào là trên đầu tôi có màu ấy. Biết là kinh tế thì dính liền với chính trị, cho nên đối với tôi không sao cả, miễn không ai biết nhà tôi là được rồi.

    Tuy nhiên, để trấn an bác, cái mà tôi sắp nói tới đây là cái mà CNCS luôn phủ nhận, "Tinh Thần Đầu Tư" (entrepreneurship).

    Nhưng mà hôm nay mới vừa đi nhà thương về, mệt quá, mai tiếp.

  11. 2 thành viên Like bài viết này:


  12. #9
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Quote Được gửi bởi ngocquang19877 View Post
    Quá trình bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ của thế giới phương tây (bọn Tây gọi là age of colonization) diễn ra trong khoảng hơn 400 năm, biến cả India thành 1 cánh đồng trồng thuốc phiện mà tam giác vàng bây giờ phải gọi bằng cụ, biến hơn 250 triệu người TQ thành thị trường tiêu thụ nha phiến lớn nhất trong lịch sử loài người đến tận bây giờ. Chưa kể các cuộn chiến tranh liên miên do người phương tây gây ra đã khiến người dân TQ è cổ trả hàng tỷ ngân lượng trong suốt hơn 70 thập kỉ. Và đó chỉ mới là trường hợp của TQ.

    Kể Sơ sơ như vậy mà mấy lão nào nói đó rằng mấy cái đó chỉ làm "chúng ló" giàu lên "1 chút thôi" thì không biết ở đây 1 chút là 1 chút như thế nào .
    Like mạnh, cho Bin xin để quote sang bên thớt kia lun làm demo

    Quote Được gửi bởi megaownage View Post
    Tuy nhiên, để trấn an bác, cái mà tôi sắp nói tới đây là cái mà CNCS luôn phủ nhận, "Tinh Thần Đầu Tư" (entrepreneurship).

    Nhưng mà hôm nay mới vừa đi nhà thương về, mệt quá, mai tiếp.
    Bác Mèo khỏe chưa? đang hóng bác vào post "Tinh thần đầu tư" đây

  13. #10
    Tham gia
    14-05-2008
    Bài viết
    1,848
    Like
    289
    Thanked 104 Times in 77 Posts
    Quote Được gửi bởi ngocquang19877 View Post
    Quá trình bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ của thế giới phương tây (bọn Tây gọi là age of colonization) diễn ra trong khoảng hơn 400 năm, biến cả India thành 1 cánh đồng trồng thuốc phiện mà tam giác vàng bây giờ phải gọi bằng cụ, biến hơn 250 triệu người TQ thành thị trường tiêu thụ nha phiến lớn nhất trong lịch sử loài người đến tận bây giờ. Chưa kể các cuộn chiến tranh liên miên do người phương tây gây ra đã khiến người dân TQ è cổ trả hàng tỷ ngân lượng trong suốt hơn 70 thập kỉ. Và đó chỉ mới là trường hợp của TQ.

    Kể Sơ sơ như vậy mà mấy lão nào nói đó rằng mấy cái đó chỉ làm "chúng ló" giàu lên "1 chút thôi" thì không biết ở đây 1 chút là 1 chút như thế nào .
    Anh thấy bài của Quang chưa rõ ràng, có thể do ko đủ thời gian nói hết nên anh thắc mắc. Có câu muốn xài hết núi vàng, cứ tạo ra chiến tranh. Có thể kể đến nhiều đế chế xưa như La Mã, Maya, Mông Cổ, Ba Tư v.v...và tùm lum đời ở TQ rồi cũng tiêu tan.

    Có thể loại trừ các đế chế tồn tại sau cuộc CM KHKT lần thứ 1 trở lại đây (Vì có sự pha trộn), xem xét các đế chế xưa thì việc cướp bóc có đảm bảo cho nó giàu sang và tồn tại vững mạnh ko? Tại sao có và tại sao ko?

    Có thể phân biệt rạch ròi 2 loại tài nguyên: Tài nguyên con người và tài nguyên thiên nhiên (Tính luôn cướp bóc).

    Tại sao cũng là việc đi chiếm đóng, cướp bóc mà các đế chế, quốc gia hùng mạnh hiện tại như Anh Pháp vẫn giàu có? Thậm chí nếu xem cả Châu Âu là 1 quốc gia so với TQ thì EU giàu có hơn TQ nhiều dù sau thế chiến 2 bị tàn phá nặng nề mà chẳng được mấy quốc gia nhỏ trong đó đi cướp phá thuộc địa từ nơi nào cả.

    - EU:

    GDP: $ 14,820,000,000,000 USD.
    Dân số: 492,387,344 người.

    - China

    GDP: 10,090,000,000,000 USD
    Dân số: 1,336,718,015 người.

    Giàu gấp rưỡi mà dân chỉ bằng 1/3, coi như 1 người dân Châu Âu giàu gấp 6 lần người dân TQ.

    Vậy điều gì đảm bảo cho 1 quốc gia đi cướp bóc rồi sau đó sẽ luôn luôn giàu có? Liệu sẽ có những biến cố khiến nó sẽ phá sản hoặc tệ hơn là tan rã ko?

    Và ngược lại điều gì khiến các quốc gia hùng mạnh phương Tây vẫn còn tồn tại cho đến giờ dù từ cuộc CM KHKT lần thứ 1 đến giờ cũng hơn 200 năm rồi.

    ----

    Vì thế anh tạm cho rằng việc cướp bóc ko phải là yếu tốc quan trọng để xác định 1 đế chế hay 1 quốc gia nào giàu có hay ko mà phải là tài nguyên con người ở đó được khai tác, tận dụng để giàu có như thế nào. Cho nên lão Mèo có kết luận cướp bóc giúp chúng ló giàu lên 1 tí cũng ko sai.

    p.s: Ko thiếu gì VD các quốc gia có sẵn tài nguyên thiên nhiên đáng giá trong tay dù ko còn bị đô hộ nữa nhưng vẫn nghèo rớt mùng tơi chứ chẳng phải do cướp bóc.

Trang 1 / 11 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •