PDA

View Full Version : thời sự Cà Mau trên VTV tối 18-11-2008



def
18-11-2008, 19:34
lâu lắm mới xem thời sự.

phần tin nói về đồng bào ở Cà Mau. nhà đài nói bảo đảm không để dân đói.
sau đó quay 1 chị cười rất tươi nói rằng "thì có hôm ăn cháo đỡ vài bữa, rùi lại ăn cơm, lại ăn cháo, chứ đâu có như báo nói là ăn cháo suốt đâu".

đúng là miễn bàn về vùng đất trên cơm dưới cá.

Rockman87
18-11-2008, 19:51
Như dậy mới dc lên "TiQui" chứ pác :D:D:D:D

Cu Đơ
18-11-2008, 20:12
Chắc chọn hết xứ Cà Mau mới có một chị chỉ ăn cháo đỡ có vài bữa... để cho lên ti vi ... đại diện cho nhiều người ... thậm chí không có cháo để ăn

huongct
18-11-2008, 23:30
Cái chị này chắc được làm công tác tư tưởng với các cụ rồi. Nói không khéo cháo cũng hỏng có mà húp !

telecomsolution
19-11-2008, 00:20
Chắc chọn hết xứ Cà Mau mới có một chị chỉ ăn cháo đỡ có vài bữa... để cho lên ti vi ... đại diện cho nhiều người ... thậm chí không có cháo để ăn

Sao lại có cái đoạn tin tức đó nhỉ? Mà lại phải nhắc đi nhắc lại là không có đói, chỉ ăn cháo vài bữa, xong lại ăn cơm, rồi lại ăn cháo.... thế mà không đói. Xem cái tin này sao giống mấy cái tin về những "giáo gian" và "quần chúng tự phát" ở Hà Lội thế. Có ai ở Cà Mau biết cái bà trả lời trên VTV là ai không??? Nếu có tin thì cho anh em biết nhé, chắc là Hội trưởng hội phụ nữ, hay có thể là Phó Chủ tịt xã không chừng.

acaxomcui
19-11-2008, 07:02
Chẳng qua là để mọi người không săm soi "người dân bị đói suốt" . Nhưng bị đói tạm thời trong vựa lúa gạo đã là . . .! ! có trách nhiệm lắm rồi các bác ơi !

live4ever
19-11-2008, 09:35
...
Hỏi vì sao đoàn kiểm tra của tỉnh xác minh và ghi nhận gia đình đủ gạo ăn, chị Riêng cho biết:
“Sau khi mấy anh đăng báo, tôi bị bà trưởng ấp rầy là đói sao không nói với chính quyền lại đi nói với báo chí. Hôm họp dân bà trưởng ấp cũng dặn đừng nói chuyện ăn cháo”.

- Chỉ là do có "tình trạng “thiếu gạo cục bộ”,ăn cháo tạm vài bữa thôi, chứ không có ai đói cả


Trở lại vùng trũng nghèo U Minh Hạ: Nhiều hộ chạy gạo từng bữa

TT - Báo Tuổi Trẻ ngày 29-10-2008 có bài viết “Đói quay quắt giữa miền U Minh Hạ” phản ánh tình trạng một số hộ dân ở dọc tuyến kênh T29 thuộc ấp 10 và 11, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nghèo đói, phải ăn cháo thay cơm. Với mong muốn tiếp tục thông tin một cách đầy đủ, khách quan, đúng mức về thực trạng đời sống của người dân ở đây, cũng như xem xét trong bài viết trước có những điểm nào chưa chính xác như phản ánh của chính quyền tỉnh, chúng tôi đã một lần nữa trở lại vùng đất này.

Chúng tôi cũng trích đăng báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau và ý kiến ông Nguyễn Trường Giang, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chính phủ, để rộng đường dư luận.

Bữa cơm không đủ no của gia đình anh Nguyễn Thanh Toàn sáng 2-11 - Ảnh: N.Triều

TT - Sáng 2-11 chúng tôi gặp lại những người dân sống dọc tuyến kênh T29 và ghi nhận: chuyện một số hộ thiếu ăn, có hộ đói phải ăn cháo vài ngày trong tháng là có thật.

Trong căn nhà rách nát của mình, trước mặt ông Trần Quốc Việt - phó trưởng ấp 11 - vợ chồng anh Nguyễn Thanh Toàn, chị Trần Thị Phương đều tái khẳng định chuyện thiếu gạo ăn, đến mức một số ngày gia đình anh chị phải ăn cháo.

Chị Lê Thị Hồng Riêng ở gần đó cũng xác nhận trong tháng qua có hôm nhà hết gạo ăn, đứa con gái 4 tuổi vì đói quá nên ngủ vùi không dậy được. Chị Bùi Thị Tím kể: “Hôm đó nhà hết gạo, tôi đã đi mượn mấy nhà xung quanh nhưng không có. Tới trưa con đói cứ đòi cơm, quay qua quay lại chỉ thấy có con chó nên tôi bắt đem bán được 200.000 đồng, mua gạo hết 150.000 đồng để dành ăn mấy bữa” (trong bài báo ngày 29-10 đã đưa nhầm người bán chó là chị Lê Thị Hồng Riêng).

Hỏi vì sao đoàn kiểm tra của tỉnh xác minh và ghi nhận gia đình đủ gạo ăn, chị Riêng cho biết: “Sau khi mấy anh đăng báo, tôi bị bà trưởng ấp rầy là đói sao không nói với chính quyền lại đi nói với báo chí. Hôm họp dân bà trưởng ấp cũng dặn đừng nói chuyện ăn cháo”.

Trao đổi với chúng tôi chiều 2-11, bà Điệp Thị Vét - trưởng ấp 11 - phủ nhận việc “rầy dân” vì đã kể chuyện đói ăn với báo chí. Bà Vét cho biết cả ấp có 121 hộ nhưng chỉ khoảng 25 hộ tạm gọi là đủ ăn, số còn lại thiếu ăn và khoảng 15 hộ đã tìm kế mưu sinh nơi khác.

Không đến mức đói nhưng rất nhiều hộ dân ở đây lâm vào cảnh nghèo, một số hộ nghèo gay gắt phải chạy ăn từng bữa. Bà Nguyễn Thị Lời (Sáu Vĩnh), 53 tuổi, ở ấp 11, xã Nguyễn Phích, cho biết gia đình bà chuyển về đây năm 2003 cùng những bà con khác theo chính sách bố trí định cư và cấp đất định canh của tỉnh. Hồi mới về chỉ được vụ đầu tươi tốt, qua mấy vụ sau cây lúa cứ lụn dần vì đất bị bạc màu và nhiễm phèn ngày một nhiều. Mùa giáp hạt vừa rồi một số nhà trong xóm không còn gạo ăn. Bà phải ra ruộng tuốt từng hạt lúa khi mới chín được nửa bông, đem chà gạo chia cho nhà anh Nguyễn Thanh Toàn cùng qua cơn đói.

Không trông cậy được vào cây lúa, nguồn lợi từ cây rừng thì đợi 10-15 năm nên người dân phải đi làm mướn ở nơi khác. Do vậy, có đất sản xuất nhưng nhiều người vẫn nghèo. Nhiều hộ chạy gạo từng bữa, có được bữa sáng phải tất tả lo bữa chiều. Một số ít phải ăn cháo những ngày giáp hạt.

Theo người dân, có đất nhưng vì chưa được cấp sổ đỏ nên không thể thế chấp vay ngân hàng. Số ít được vay tín chấp 3-5 triệu đồng/hộ cũng chỉ đủ lo cái ăn, chứ không đủ cải tạo đất hay đầu tư con giống, cây giống.

Trao đổi với chúng tôi, ông NH Rắt - chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích - cho biết: khu vực này chuyển về cho xã từ hơn một năm nay nhưng xã chỉ mới quản lý người chứ đất vẫn thuộc ngành lâm nghiệp. Chính quyền địa phương dù thấy được mâu thuẫn giữa nhiệm vụ giữ nước bảo vệ rừng với mục tiêu tháo nước rửa phèn phát triển cây lúa, nhưng không thể làm gì hơn ngoài kiến nghị lên cấp trên.

Theo ông Trần Thanh Liêm - phó chủ tịch UB MTTQ kiêm phó Ban vận động vì người nghèo tỉnh Cà Mau, so với mặt bằng cả tỉnh thì huyện U Minh là vùng trũng nghèo với một số xã có tỉ lệ hộ nghèo lên đến khoảng 40%. Trên lâm phần U Minh Hạ, do điều kiện đất đai không thuận lợi nên không ít người dân phải giật gấu vá vai, chạy ăn từng bữa và ở ngưỡng ngấp nghé cái đói. Ngay cả những trường hợp đã thoát nghèo đời sống cũng chưa chắc ổn định và mong manh ở ranh giới nghèo trở lại.

UBND tỉnh Cà Mau:

Người dân ăn cháo là tình trạng “thiếu gạo cục bộ”

Ngày 3-11, UBND tỉnh Cà Mau có báo cáo kết quả xác minh nội dung bài viết “Đói quay quắt giữa miền U Minh Hạ” đăng trên Tuổi Trẻ do ông Trịnh Minh Thành, phó chủ tịch UBND tỉnh, ký. Theo đó, tuyến dân cư của ấp 10 và 11, xã Nguyễn Phích có 121 hộ dân sinh sống, cuối năm 2007 có 32 hộ nghèo, thiếu ăn lúc giáp hạt. Bằng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cùng ý chí vươn lên của người dân, hiện cả ấp chỉ còn 14 hộ nghèo thiếu ăn.

Về những hộ dân mà bài báo đã nêu, theo báo cáo này thì gia đình anh Nguyễn Thanh Toàn và chị Trần Thị Phương trong tháng qua phải ăn cháo 3-4 ngày, do anh Toàn bị bệnh không đi làm nên nhà thiếu gạo. Hộ bà Trần Thị Lãnh (chồng tên Sáu Thành) chưa một lần ăn cháo, có lúc khó khăn phải mượn gạo nhà hàng xóm, sau đó mua trả lại. Hộ ông Sơn, ông Tâm, bà Riêng chưa phải ăn cháo ngày nào. Căn nhà bà Hương đăng trên báo là căn nhà đã dỡ bỏ chuẩn bị cất lại nhà mới vào tháng mười hai.

Cũng theo báo cáo này, thực trạng người dân ăn cháo là tình trạng “thiếu gạo cục bộ”, tạm thời trong một vài ngày lúc giáp hạt chứ không phải là đói, không phải ăn cháo thường xuyên. Hằng năm tỉnh đều chỉ đạo các ngành chức năng khảo sát thực trạng đời sống bà con nghèo để thực hiện việc cứu trợ. Về lâu dài, chính quyền địa phương sẽ lập dự án đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, tách lúa khỏi rừng… để tạo thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.

NGUYỄN TRIỀU
_________________

Ông Nguyễn Trường Giang, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chính phủ:

Chính quyền không được để dân đói!

Ông Nguyễn Trường Giang - Ảnh: P.Nguyên

Nhân chuyến công tác tại Cà Mau, sau khi đọc bài phóng sự “Đói quay quắt giữa miền U Minh Hạ”, ông Nguyễn Trường Giang - chuyên viên cao cấp hàm vụ trưởng (Vụ Địa phương), Văn phòng Chính phủ - đã có chuyến khảo sát tình hình thực tế tại khu vực này. Tuổi Trẻ đã gặp và nghe ông đánh giá thực trạng này. Ông nói:

- Tôi đã xuống địa phương nơi báo chí phản ánh để họp dân, nghe dân nói tình hình thực tế. Ấp 10, 11 là vùng trũng, nằm trên tuyến T29, là tuyến di dân, tái định cư. Nhà nước đầu tư hạ tầng vào đây rất tốt, đường nhựa, điện, trường học, nước sạch kéo ống tới trước cửa nhà dân hết rồi nhưng còn hai trạm đang thi công, đến cuối năm nay vận hành thì toàn khu vực này sẽ có nước sạch dùng. Đầu tư cơ bản thì khó có vùng nào đồng bộ được như thế. Khi di dân vào đây, mỗi hộ dân được hỗ trợ 36 tấm tôn, 54 cây và 550.000 đồng để cất nhà.
Dân vào đây là để giữ rừng và làm ruộng. Mỗi hộ được 1,5ha làm ruộng. Hạ tầng tương đối nhưng khu vực này trũng, phèn dữ dội. Ấp 9, 10, 11 là thành lập mới, giao dân về cho địa phương (xã Nguyễn Phích - PV). Chính quyền đang tiến hành làm hộ khẩu, đo đạc bản đồ, thủ tục hành chính… để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ. Việc này đang làm, chưa xong. Ai về đây nhận đất, nếu nằm trên vùng gò thì làm lúa được 2 tấn/ha, cũng sống được. Còn ai nằm trong vùng trũng hoàn toàn không làm được, lúa cấy xuống bao nhiêu cũng chết hết, cá đồng cũng không có. Còn vốn thì họ không vay được ngân hàng do chưa có sổ đỏ, chưa có hộ khẩu...

* Thực tế tình hình nghèo đói tại khu vực này như thế nào, thưa ông?

- Trong 121 hộ cũ và mới xác nhận năm nay có 46 hộ nghèo, trong 46 hộ nghèo này có sáu hộ là nghèo tương đối gay gắt do nhiều nguyên nhân. Những năm trước đây danh sách này đều được chính quyền nắm để hỗ trợ gạo. Nhóm này nghèo thật và ruộng họ nhận xong để đó chứ không làm gì được. Chuyện dân đói ăn cháo là đột xuất và chuyện cứu đói, hỗ trợ từ chính quyền không phải là mới đây. Những hộ nghèo lúc không có tiền thì đói không phải là không có, không phải mới xảy ra nhưng tỉ lệ này hằng năm có giảm.

* Vì sao tuyến dân cư mới được đầu tư khá hoàn chỉnh mà dân vẫn còn nghèo đói, thưa ông?

- Như tôi đã nói khu vực này là vùng trũng, phèn nặng. Đường nhựa đi ngang nhưng không làm cống bọng để thoát nước, dân đâu dám đào đường nhựa, coi như trong này chịu chết. Còn kênh 500 thì tháng mười này bít lại để giữ nước chống cháy rừng, không có đường nước nào để xổ ra. Dân nói nếu tiếp cận được nguồn vốn thì họ kê mương phèn lên, cấy lúa cũng có ăn, họ đề nghị Nhà nước xổ phèn cho họ.

* Thực tế nhà cửa của dân khu vực này còn rách nát, đơn sơ. Ông có nhận thấy điều này?

- Qua khảo sát dọc tuyến này tôi thấy một số nhà tệ lắm. Tôi có hỏi họ Nhà nước có cho cây, tôn, tiền… vậy sao để nhà như thế này? Tiền đâu hết rồi? Nông dân nói chính quyền đâu phải cho một lần, năm nay cho 36 tấm tôn, năm tới mới cho 54 cái cây, năm sau nữa mới cho tiền. Thành ra cho tôn thì không có cây cất nhà, còn có cây thì không tiền làm. Chính vì vậy tôn người dân cho mượn hoặc bán hết, khi có cây cất nhà thì kiếm lá về lợp chứ đâu còn tôn. Dân khu vực này còn khó khăn là chuyện có thật, không thể chối cãi được.

* Sau khi khảo sát ông sẽ báo cáo, kiến nghị điều gì?

- Chính quyền phải xử lý cho được chuyện xổ phèn, kê đất, lo giấy tờ để người dân tiếp cận được nguồn vốn. Xử lý được vấn đề này thì dân nơi đây về sau sẽ có cuộc sống ổn định. Còn chuyện nghèo khó trước mắt đề nghị chính quyền đưa gạo vào hỗ trợ 46 hộ nghèo, khó khăn để họ vượt qua giai đoạn này. Còn với sáu hộ nghèo tương đối gay gắt, dù bất cứ hoàn cảnh nào chính quyền cũng không được để dân đói.

* Xin cảm ơn ông.

PHƯƠNG NGUYÊN thực hiện

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=287929&ChannelID=89

Bó tay với cái chính quyền chuyên lấm liếm , quanh co chối cãi, chày cối kiểu này...
Sự thật đã sờ sờ ra đó mà mấy chả cố tình bắt người ta hiểu chệch đi .

Lại bày đặt dùng những từ hoa mỹ :" tình trạng “thiếu gạo cục bộ”," (sao không nói thẳng là đang bị đói đi) để bao biện,quanh co chối tội