PDA

View Full Version : NS hải ngoại trở về: Xúc động, chân thành và... hét giá!



_River_
14-11-2008, 07:33
Đó là tựa một bài thuộc "tiêu điểm" của Vietnamnet. Bài này có rất nhiều điều khiến tôi suy nghĩ. Cả nội phản án ánh lẫn thái độ của tác giả đều gây cho người ta cảm thấy buồn...

http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/11/813192/



Tình yêu quê hương, yêu khán giả quê nhà luôn được họ phát biểu bằng những mỹ từ xúc động nhất. Nhưng để được chứng kiến tình yêu của họ, không phải khán giả nào cũng đủ khả năng.

Tâm lý của người Việt luôn cởi mở và cảm động trước những cuộc chia ly và trở về, đặc biệt sự trở về của nghệ sĩ đã thành danh ở hải ngoại gần đây. Trong rất nhiều thời điểm, sự trở về của nghệ sĩ là một cuộc đánh đổi, và vì thế những cuộc trở về đều được chuẩn bị rất kỹ.

Giá của nhạc Phạm Duy

Cuộc trở về của nhạc sĩ Phạm Duy gặp không ít khó khăn nhưng ông vẫn quyết tâm về bằng tất cả sự dũng cảm của mình. Rào cản lớn đến nỗi gần 3 năm sau, trong buổi giới thiệu album của ca sĩ Tấn Sơn hát nhạc của ông, ông nói: "Tôi không biết họ (Công ty Văn hoá Phương Nam - PV) có điên không khi mua tất cả tác phẩm của tôi?!"

Họ điên hay không chưa biết nhưng nhìn vào quá trình khai thác các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy mới biết sức mạnh văn hoá được thể hiện thế nào. Đầu tiên, để được xem những đêm nhạc của Phạm Duy như Ngày trở về, Con đường tình ta đi, giá vé từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Nghe nhạc Phạm Duy hay hát nhạc Phạm Duy cũng đều phải trả đúng giá trị. Lúc ông mới về nước, muốn biểu diễn bài hát của ông phải được sự đồng ý của Phương Nam, không được đồng ý mà hát là coi chừng bị phạt.

Giá của nhạc của Phạm Duy được Phương Nam đưa ra rất cụ thể: Phát hành album 1,5 triệu/bài, biểu diễn trên sân khấu từ 1-1,5 triệu đồng/bài. Trong khi đó, giá "sàn" cho biểu diễn trên sân khấu và phát hành album không độc quyền rẻ hơn giá này từ 1/3 đến 1/2...

Tuấn Ngọc - Khánh Hà: Nối vòng tay lớn

Cuộc trở về của anh em Tuấn Ngọc - Khánh Hà được đánh giá rất thành công cả về tiếng tăm lẫn vật chất. Khác với những nghệ sĩ Việt kiều trước đây trở về sau nhiều lần thăm dò, hát chỗ này chỗ kia và rồi vào guồng như các ca sĩ trong nước, chỉ khác ở chỗ giá cát-sê cao hơn.

Tuấn Ngọc về nước trước Khánh Hà và bước luôn lên sân khấu lớn với live show Riêng một góc trời. Để có vé xem live show của thần tượng Tuấn Ngọc, người xem phải trả cái giá rẻ nhất là 450.000 đồng và có người đã phải mua vé chợ đen lên đến 3 triệu đồng/cặp.

Quá thành công từ Tuấn Ngọc, sự trở về của Khánh Hà cũng được chuẩn bị kỹ như thế, một bước lên live show luôn. Trong cuộc họp báo, Tuấn Ngọc cười ý nhị, rằng: "Tôi đã về trước để “thí nghiệm”. Có lẽ khá thành công, nên ngay sau đó em gái tôi tiếp tục theo chân”. Với cái giá "thí nghiệm" của mình, vé live show Nối vòng tay lớn của hai anh em Tuấn Ngọc - Khánh Hà tại TP.HCM thấp nhất 400.000 đồng và cao nhất 1 triệu đồng. Còn tại Hà Nội vé cao nhất lên đến 1,2 triệu đồng.

Cảm xúc của Khánh Hà rất chân thật: "Sau 32 năm xa quê, tôi được trở lại và ca hát trên quê hương mình, thế là đủ! Đó là một niềm vui, niềm hạnh phúc nhất, vì đã lâu như thế mà mọi người vẫn còn nhớ đến tôi. Vui mừng, cảm động, mong chờ và hồi hộp, đó là những điều tôi muốn nói”. Nhưng để mọi người nhớ đến mình hơn nữa, không lẽ chỉ đọng lại ở chỗ cao giá quá và sự tiếc nuối của bao khán giả không đủ khả năng xem anh chị bằng xương bằng thịt?!

Ý Lan: 300USD vừa xem vừa góp lòng từ thiện

Cuộc trở về của Ý Lan mới bất ngờ, đầy ý nghĩa nhưng cũng làm đau khổ khán giả yêu thích chị bằng "vết cứa" quá ngọt ngào. Với ý nghĩa từ thiện của Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMW Foundation) nhân kỷ niệm 20 năm thành lập gây quỹ giúp đỡ trẻ em tàn tật VN, ca sĩ Ý Lan về hát. Dĩ nhiên Ý Lan rất xúc động, rất chân thành, rất yêu quê hương, nhưng để được xem chị hát cộng từ thiện, mỗi khán giả phải móc ra 300 USD. Nghĩa là, một chiếc vé gần 5 triệu đồng.

Cái tên Ý Lan đủ sức thu hút sự chú ý vào sự kiện này và chủ yếu hướng đến giới thừa tiền, hoặc cũng có thể là vung tiền để được xem chị diễn. Mà cũng có thể, chị cũng chẳng biết mình được đặt vào một giá trị như thế nào. Ý nghĩa từ thiện có thể vì thế nhẹ đi rất nhiều.
Ý Lan

Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đang sống tại Bỉ với bài hát Bonjour Vietnam từng làm người nghe nhạc phải ngạc nhiên vì sự xúc động của cô đối với quê hương chưa một lần đặt chân đến. Phạm Quỳnh Anh đã từng đoạt giải nhất cuộc thi hát “Vì vinh quang” nhóm tuổi thiếu niên của Đài truyền hình Bỉ RTBF vào cuối tháng 9/2000 và đã ký hợp đồng biểu diễn chuyên nghiệp với Universal từ năm 2002.

Tuy nhiên, cái tên Phạm Quỳnh Anh bắt đầu được biết đến nhiều nhất khi bài hát Bonjour Vietnam của Marc Lavoine lan truyền trên mạng và được yêu thích. Thế nhưng, lần đầu tiên về nước của Phạm Quỳnh Anh có đầy xúc động như bài hát của cô? Có một câu hát rằng: "Đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ" và Phạm Quỳnh Anh vừa về đến sân bay Tân Sân Nhất đã làm sốc bao nhiêu người có mặt.

Trong buổi sáng vắng người tại sân bay, không có gì phải chen lấn thúc ép nhưng cô cũng chẳng quan tâm lắm đến nơi mình đến và nhóm người nho nhỏ đón chào cô. Cảm giác đầu tiên của những người gặp cô là: "Ồ Phạm Quỳnh Anh là thế sao! Thường quá!" Đó là vẻ bề ngoài và cú va chạm bên ngoài. Còn ý nghĩa của chuyến trở về của cô là tham gia vào dạ tiệc tổ chức ở khách sạn sang trọng và hạn chế khách đến xem. Giá vé vào xem cô hát trị giá 275 USD, 525 USD và lên đến 2.500 USD cho bàn 10 người.

Ca sĩ của Bonjour Vietnam! chỉ định "Bonjour !" một vài người cụ thể mà thôi!

Thanh Chung

Cu Đơ
14-11-2008, 08:00
Tôi thì chẳng dám viết bài như vầy vì chẳng phải nhà báo, mà cũng chẳng dám bình luận gì về vấn đề này vì cũng chẳng phải nhà phê bình.
Một điều đơn giản mà ai cũng thấy là ở Việt Nam ta một năm không biết bao nhiêu cuộc thi tìm tài năng âm nhạc: VietNam Idol, Sao Mai, tiếng hát truyền hình,... nhưng có ai trong đó nổi lên xứng đáng như họ đã đạt được qua các cuộc thi đấy?
Còn những bài hát được cho là hit thì luôn có "mùi vị" đạo nhạc. Mà thực chất những bài đó thời gian sống cũng chả là bao nên cũng chẳng thể gọi là một "tác phẩm" âm nhạc được.
Những nghệ sĩ hải ngoại về nước, làm show diễn mà hét giá cao mà vẫn có người xem, thì có thể là họ có "giá" thật sự.
Đối với Phạm Quỳnh Anh, tác giả bài viết cho là thất vọng với vẻ bề ngoài, thì chắc có lẽ tác giả luôn coi trọng cái áo.
Tôi chỉ loáng thoáng được biết Phạm Quỳnh Anh ký hợp đồng với ông bầu một hợp đồng rất chặt chẽ, không phải cô ấy muốn hát bài gì, cho ai nghe cũng được đâu.
Mấy lời như vậy? Ai có gì hay xin chỉ giáo thêm

_River_
14-11-2008, 08:46
Người cân nhắc thì nói Phạm Quỳnh Anh (PQA) là giản dị, người nông cạn thì nói PQA là thường quá. Ông bà mình có nói chiếc áo không làm nên thầy tu, PQA cũng là con người bình thường, ăn mặc bình thường như bao người, chẳng phải giản dị thì còn là gì?

PQA về không phải để ca hát riêng mà đúng là theo hợp đồng phục vụ văn nghệ cho một tổ chức vừa thành lập. Vì vậy cô ca sĩ này không thể tiếp xúc với báo chí theo ý riêng được. Tổ chức này cũng chưa cần quảng cáo, PR gì, chẳng lẽ vì vậy mà vài nhà báo "tức"? Việc vé có giá thế nào thì là do ban tổ chức quyết định, PQA có lỗi gì?

Thanh Chung là một nhà báo lâu năm, lý do gì lại đi "kèn cựa" với một cô ca sĩ còn nhỏ (tuổi đời) này?

phuong
14-11-2008, 09:09
Thanh Chung, tác giả bài viết trên là thành viên của "Hội nhà báo tử tế" :D cùng với Hương Trà, Lê Quang Thanh Tâm và Trần Nhật Vy

http://blog.360.yahoo.com/blog-o_2VJewgbqfL2HJEtXaTzW5_k8508jdY?p=2008

Miễn bình luận vì chẳng biết gì mấy vụ này.

Arkain
14-11-2008, 09:10
Một bài viết trên báo mà để lộ rõ thái độ thiên vị của người viết thì ắt không phải là bài báo theo đúng nghĩa, mà là một bài xã luận ("editorial").

Đã là xã luận chứ không phải là phân tích thì không thể nào thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của cảm tính cá nhân.

Và một khi đã biết rằng nó được viết theo cảm tính cá nhân rồi thì có hạch hỏi logic của người viết nằm ở đâu thì cũng bằng thừa.

phoipha
14-11-2008, 09:14
Thanh Chung là 1 trong tứ đại ác nhân nhà báo hại Đỗ Quang chết đấy.
Bà này cũng nổi dung là nhà báo sát ca sĩ

_River_
14-11-2008, 09:34
Tôi hiểu ý bác Arkain, đúng là ý nghĩa của bài này mang tính xã luận hơn là bài báo. Tuy nhiên, xã luận cũng phải mang lập trường của tập thể và thuận lòng đa số bạn đọc. Bài trên thực ra ko xếp vào thể loại xã luận, nó mang hơi hướng bài phóng sự hơn.

Nói thêm một chút về Phạm Duy và Phương Nam. Tôi có đi xem "Con đường tình ta đi" (Vé mời, chứ tôi ko có tiền mua nổi :D ). Tôi thấy đội ngũ thực hiện chương trình lớn quá. Từ khâu tổ chức, quảng bá cho tới dàn dựng, biểu diễn... đều cần rất đông người và cần nhiều tiền. Như vậy, không bán vé giá cao thì làm sao có lời được. Buổi biểu diễn hoàn toàn do tư nhân làm mà. Chỉ cần làm vài phép tính nho nhỏ thì người ta sẽ hiểu và không hề chê trách gì về tiền vé của những chương trình nhạc ấy.

Còn việc Phương Nam giữ bản quyền: Hiện nhà nước muốn văn hoá văn nghệ vào nề nếp bản quyền mà chưa làm được. Phương Nam đứng ra làm, lẽ ra phải ủng hộ, khen ngợi, cớ sao lại đi xách mé người ta.

Liệu tác giả bài báo có đủ hiểu biết để viết về văn hoá, văn nghệ chưa?

huongct
14-11-2008, 09:58
Cái bài này chỉ là quan điểm cá nhân thôi, chẳng có phân tích ưu nhược gì cả, lại chẳng hiểu vấn đề gì cả. Thật tình cái nghề bầu sô nó chua chát lắm, bao nhiêu người đã phá sản rồi. Thời buổi KTTT thì sẽ có sự gặp nhau của cung cầu, rồi sinh ra các mức giá hợp lý. Ở các sân khấu tôi thấy chi phí cũng khiếp lắm chứ, nói chung rủi ro lỗ lã là rất lớn ! Chụp mũ như cái bà này là thiếu hiểu biết!

chinhngon
14-11-2008, 11:03
Hình như sự thiên vị giữa ca sĩ hải ngoại và việt càng lớn. Nhưng tôi yêu thích ca sĩ hải ngoại hơn về họ lẫn bài hát, như PQA một người thật giản dị và thuần túy việt nam, và một tâm hồn mới lớn đầy nét mặt thơ ngây. Chứ ko như bây giờ ca sĩ việt, chỉ màn danh lợi "tài năng thì ít mà lăng xê thì nhiều" và hát đa số toàn những bài nhảm nhí.