PDA

View Full Version : Sự thật sau tấm HCB cử tạ tại Olympic 2008: Hoàng Anh Tuấn suýt “chết” vì doping



live4ever
05-10-2008, 12:53
Tấm HCB cử tạ tại Olympic 2008: Hoàng Anh Tuấn suýt “chết” vì doping



(TT&VH) - Tấm HCB cử tạ đã cứu cho Thể thao Việt Nam khỏi một thất bại bẽ bàng và nó giúp cho một VĐV như Hoàng Anh Tuấn, người luôn coi mình là một ngôi sao, càng có cơ sở để tự tấn phong anh ta lên tầm của một ngôi sao xuất chúng và tự cho mình được hưởng những “quy chế” của một ngôi sao, cứ như thể là Micheal Phelps (8 HCV bơi) của Mỹ hay Usain Bolt (3 HCV điền kinh) của Jamaica.

Thế cho nên, hẳn là nhiều người sẽ rất bàng hoàng và chắc chắn sẽ cảm thấy may mắn khi hay biết, suýt chút nữa thì tấm HCB lịch sử ấy (là 1 trong 2 tấm huy chương trong lịch sử Olympic của TTVN) sẽ không thể đến ở Bắc Kinh mới đây, và sự nghiệp của Hoàng Anh Tuấn có thể “chết” đúng lúc anh ta đang ở trong thời kỳ phong độ chín nhất của sự nghiệp một lực sĩ cử tạ (23 tuổi). Và câu chuyện này cũng cho người ta thấy, đằng sau thành công của một VĐV là công sức của một tập thể; hay nói một cách bóng bảy là các ngôi sao không bao giờ tự tỏa sáng.

Lật lại hồ sơ “vụ án” đầu độc bằng doping của cử tạ Bulgaria

Trong chiến dịch chuẩn bị cho Olympic, khi Hoàng Anh Tuấn ở Bulgaria, tất cả những người quan tâm tới niềm hy vọng của TTVN đều đặt ra hàng loạt câu hỏi: Cả đội tuyển cử tạ Bulgaria bị cấm tham dự Olympic Bắc Kinh vì dính doping, nhưng tại sao Hoàng Anh Tuấn vẫn đường hoàng tới đó, mặc dù đã tập cùng, ăn cùng, ở cùng với tuyển Bulgaria ròng rã 3 tháng? Trong lúc các VĐV Bulagria bị đưa đi thử mẫu nước tiểu và lĩnh án cấm thì Tuấn cũng có mặt ở đấy, tại sao không bị thử và rất nhiều các câu hỏi tại sao khác?

Vào những ngày đầu tháng 6 (chỉ còn gần 2 tháng trước Olympic), đã có một đợt kiểm tra doping đối với 11 VĐV cử tạ của Bulgaria. Và kết quả được IWF công bố ngày 8-6 cho thấy cả 11 VĐV của Bulgaria đều dính doping, chất Metan dianon. Toàn bộ đội tuyển cử tạ quốc gia Bulgaria (bốn nữ, bảy nam) đã bị Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) loại khỏi danh sách tham dự Olympic Bắc Kinh 2008.

Trước đó, Hoàng Anh Tuấn đã tập luyện, ăn ở cùng 11 VĐV này tại thành phố Varna, Bulgaria.

Ngay sau khi các VĐV của ĐTQG Bulgaria bị kết luận có chất doping trong người, Hoàng Anh Tuấn cùng chuyên gia Topurov đã được đưa lên Trung tâm đào tạo VĐV Bulgaria ở thành phố Plovdiv để tập luyện cùng VĐV cử tạ một số nước khác đang tập huấn tại đây.

Lúc đó, những người có trách nhiệm quản lý Hoàng Anh Tuấn giải thích rằng: “Dù tập luyện và ăn cùng đội tuyển quốc gia Bulgaria nhưng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, thuốc men... của Tuấn hoàn toàn khác với các VĐV của Bulgaria. Do vậy việc VĐV cử tạ Bulgaria dính doping không ảnh hưởng gì đến Tuấn.” Điều này là không chính xác!

Chiến dịch giải cứu…tấm huy chương

Tuấn là trường hợp đặc biệt, được ăn cùng, ở cùng và tập cùng đội tuyển Cử tạ mạnh nhất thế giới – Bulgaria. Đội tuyển này nếu không bị “bẫy” doping thì chắc chắn sẽ có ít nhất 6 HCV.
Tuấn rất may mắn, một là hạng cân của anh là hạng cân rất nhỏ, đội tuyển Bulgaria không có; hai là Trợ lý ngôn ngữ Nguyễn Văn Ngọc sống 11 năm ở Bulgaria đã thuyết phục được bà Phó CT Liên đoàn Cử tạ Bulgaria; ba là tiếng nói của ông Tupurov – nhà cựu vô địch Olympic vẫn có trọng lượng trong LĐ Cử tạ Bulgaria, cũng là bạn thân của HLV trưởng đội tuyển nước này.

Hoàng Anh Tuấn chỉ còn cách “địa ngục” doping vài bước chân

Tuấn lọt thỏm giữa các nhà vô địch. Thỉnh thoảng, anh còn được HLV trưởng của đội tuyển Bulgaria chỉ bảo tận tình. Chế độ dinh dưỡng của anh cũng được các bác sĩ của đội tuyển nghiên cứu và hỗ trợ thực hiện. Chứ không phải là “dinh dưỡng đặc biệt, thuốc men khác biệt” cho riêng Tuấn như các nhà quản lý giải thích khi ấy.

Như thế có nghĩa, nếu 11 VĐV tuyển Bulgaria nhiễm doping qua thức ăn thì Tuấn đương nhiên cũng nhiễm nặng. Thực tế trả lời như vậy, thông qua quá trình kiểm tra bằng thử nước tiểu và cả những triệu chứng chữa chạy sau này, đã khẳng định khi ấy, trong người của Tuấn cũng có Metan dianon-một chất nằm trong danh mục bị cấm.

Như thế có nghĩa, nếu Tuấn không được ông Nguyễn Văn Ngọc và ông Tupurov “cứu”, trốn được vụ kiểm tra đột xuất của WADA và IWF thì Tuấn chắc chắn không có cửa đi vào làng Olympic.
Và cả khi Tuấn có “thoát hiểm”, vào được làng Olympic, mà không có biện pháp hoá giải chất doping đang tích trữ khá lớn trong cơ thể, thì tấm huy chương của Tuấn cũng đi tong, thậm chí sẽ có một scandal cực lớn về doping, làm mất uy tín thể thao Việt Nam là chắc chắn xảy ra. Nó sẽ trầm trọng hơn “vụ” của Ngân Thương. Nó sẽ khiến TTVN “được” cái tiếng, chỉ có 13 VĐV đi tranh tài mà có tới 2 VĐV bị trục xuất khỏi Làng VĐV.

Hoàng Anh Tuấn đã thoát nạn như thế nào?

Cả đội tuyển Bul đang tập hăng say thì bị gọi lên để kiểm tra. Tuấn cũng đang tập. Nhưng may thay, Tuấn không có tên trong thành phẩn đội tuyển, và trước đó, anh Ngọc (trợ lý ngôn ngữ) đã được bạn thân là ông trợ lý huấn luyện tuyển cử tạ Bul gọi điện cấp báo: “dừng tập, trốn ngay, không ra khỏi phòng đến ngày hôm sau.”

Cả 3 thày trò kịp thời rút về nơi ở và “trùm chăn đợi giải phóng”.

Cả 3 thày trò kịp thời rút về nơi ở và “trùm chăn đợi giải phóng”.

Vài ngày sau, có kết quả xét nghiệm doping từ IWF gửi về, nêu rõ chất doping đã được sử dụng. Chính xác là Metan dianon-một loại doping cổ điển chẳng ai còn dùng nữa, nhưng lại tồn tại khá lâu trong máu (khoảng 6 tháng), được hấp thụ qua đường dinh dưỡng.

Làm thế nào để “giải độc” bây giờ??? Câu hỏi ấy được đặt ra, và bằng mọi cách phải trả lời được. Nếu không, khi Tuấn đến Bắc Kinh, chỉ cần với một chút nước tiểu, và 2 ngày sau là kết quả sẽ được IWF, WADA công bố trong người Tuấn cũng có Metan dianon. Báo chí thế giới và Trung Quốc sẽ lại ầm ĩ về một VĐV là sản phẩm tập luyện của lò Bulgaria. Nếu không, bao công sức đầu tư cho hy vọng làm nên một tấm huy chương Olympic của TTVN sẽ đổ ra sông ra biển.

Thế là những e-mail liên tục gửi về bộ môn Cử tạ, cuối cùng ông Đỗ Đình Kháng, chuyên gia Tupurov và anh Ngọc đã tìm ra phương án “tác chiến”.

Giải pháp là: Đi tìm ngay ông HLV trưởng có thâm niên 30 năm của Cử tạ Bulgaria, thầy của Tupurov, ông Abagzaev - chỉ có người này mới có thể tiết lộ cách hoá giải chất doping trên trong thời gian nhanh nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến tình trạng cơ bắp của VĐV.

Thế là bằng nhiều cách, lần mò qua internet và dò hỏi cả những người học trò của ông thày lừng danh này, tung tích của HLV Abagzaev, năm nay 75 tuổi, dần được “mò” ra. HLV nổi tiếng này đã từng là HLV đội tuyển Mỹ, Canada, đã giải nghệ, đã về hưu, đã trở lại Bulgaria, đã định cư tại một ngôi làng nhỏ bé trên núi thuộc tỉnh Starazavora…

Tổng cộng từ khi vạch ra được con đường máu, mất gần nửa tháng, e mail cho gần chục liên đoàn, gọi điện khắp đất nước Bulgaria, trợ lý Nguyễn Văn Ngọc và chuyên gia Tupurov mới tìm ra được địa chỉ chính xác của “Hoa Đà” cử tạ.

Đích thân 2 người này đã cất công đi tìm và thuyết phục ông Abagzaev giúp đỡ. Hôm ấy, họ lái xe ô tô đi ngay trong đêm, trong một điều kiện thời tiết mưa gió khắc nghiệt. Và may mắn nhất là có thuốc tiêu trừ chất Metan dianon mang về cho Tuấn.

Đúng như lời tiên liệu của Abagzaev, khi Tuấn uống thuốc đó vào, nước tiểu của anh chuyển sang màu đỏ và sút giảm thể lực một cách khủng khiếp trong 3 ngày kế tiếp-những biểu hiện của một người nhiễm Metan dianon và được tiêu trừ.

Suốt tháng 7, Hoàng Anh Tuấn vừa tập luyện, vừa có chế độ dinh dưỡng thời hậu giải độc doping hợp lý. Nó khiến anh hồi phục được sức khỏe gần như hoàn toàn và bước đến Olympic Bắc Kinh, mang về tấm HCB, một thành tích phù hợp với khả năng của Tuấn.

Khi “nổ” ầm ầm với giới báo chí tại Bắc Kinh, Tuấn luôn vỗ ngực là: “Tiếc quá, sức tôi thì phải HCV mới xứng” hay “tôi còn định phá kỷ lục thế giới”, ỉm luôn cái việc mà người ta đã khổ ải cứu anh ra sao

Điều tồi tệ hơn là gần đây, như để tôn vinh bản thân mình, như một số tờ báo phản ánh, Tuấn đã thẳng thừng phủ nhận mọi công lao của những người đã cứu anh, giúp anh có được tấm HCB ở đấu trường Olympic, từ chuyên gia Tupurov cho tới trợ lý ngôn ngữ Nguyễn Văn Ngọc.

Đón đọc bài 2: Hoàng Anh Tuấn có phải kẻ bất nghĩa?


2 con người, 2 số phận

Khalil El Maaoui, lực sĩ cử tạ người Tunisia, có thể coi là một trường hợp trái ngược hoàn toàn với Hoàng Anh Tuấn dù cả 2 cùng tập huấn ở Bulgaria và cùng bị ngộ độc doping, dính chất Metan dianon. Khalil may mắn thoát không bị kiểm tra nước tiểu hồi đầu tháng 6, nhưng anh không có người tìm cho thuốc giải độc (vì đơn thương đi tập huấn), nên khi đến Bắc Kinh rồi thì Khalil đã không dám thi đấu để cạnh tranh huy chương. Khalil chỉ nâng tạ lên rồi chủ động ném tạ đi dù cho đó mới chỉ là mức 142kg ở động tác cử đẩy. Cả 3 lần nâng, anh đều ném tạ xuống đất. Khalil sợ việc lao vào tranh chấp huy chương sẽ khiến anh bị chú ý và có thể trở thành một trong các VĐV phải thử doping. Mà nếu thử thì cửa “chết” là chắc chắn. Trong khi ấy, anh Nguyễn Văn Ngọc, người đưa Tuấn đi Bulgaria nói rằng, Khalil mới chính là một lực sĩ đáng gờm, vì thành tích trong tập luyện của anh ta luôn cao hơn so với Tuấn.

Triệu Ánh Dương
http://www.thethaovanhoa.vn/128N20081004020252137T13/Tam-HCB-cu-ta-tai-Olympic-2008-Hoang-Anh-Tuan-suyt-chet-vi-doping.htm

Tay vận động viên này mặc dù đã đạt thành tích cao cho VN nhưng nghe các quan chức thể thao nói rất tự cao tự đại,coi trời bằng vung...Một mình là trung tâm của vũ trụ!

silkroadpro
05-10-2008, 14:54
có lẽ tui còn nhớ mang máng gương mặt của anh chàng Khalil này,bây giờ mới biết được lý do tại sao một VĐV chuyên nghiệp như anh ta lại thi đấu kém đến như vậy,cái này gọi là tự thua để cứu sự nghiệp lâu dài.Khá khen !

tunghtcntt
05-10-2008, 16:29
Đang chờ xem tiếp phần 2

live4ever
05-10-2008, 17:32
Đang chờ xem tiếp phần 2

(Bài 2): Hoàng Anh Tuấn có phải bất nghĩa ?



Chủ Nhật, 5/10/2008, 14:26 (GMT+7)
Chuyện về tấm HCB cử tạ ở Olympic 2008

(Bài 2): Hoàng Anh Tuấn có phải bất nghĩa ?

(TT&VH) - Tấm HCB Olympic của Hoàng Anh Tuấn là một thành quả xứng đáng với tài năng và công sức của anh. Nó không phải là nhờ chất Metan dianon đã vô tình có trong cơ thể, do cả đội tuyển cử tạ Bulgaria bị đầu độc. Nhưng, liệu Tuấn có thể đạt được tấm HCB ấy hay không, nếu không có cả 1 ê-kíp những người đứng đằng sau VĐV người Bắc Ninh này.

>>> Bài 1: Hoàng Anh Tuấn suýt “chết” vì doping

Trong thời gian đầu, thời điểm mà đội cử tạ Bulgaria bị dương tính với chất Metan dianon, Tuấn hiểu trong người mình cũng bị ngấm chất ấy vì anh đã ăn cùng đồ ăn với họ. Tuấn rơi vào một cuộc khủng hoảng thực sự. Nỗi sợ hãi khiến Tuấn trở nên nhút nhát, luôn đòi về nước sớm.

Nhưng bỏ về nước lúc ấy đồng nghĩa với sự buông xuôi, chấp nhận số phận. Mọi công sức bỏ ra trước đó sẽ tiêu tan và hy vọng về một tấm huy chương Olympic của cử tạ Việt Nam và TTVN sẽ trở thành ác mộng.

Lúc ấy, vai trò của trợ lý Nguyễn Văn Ngọc trở nên vô cùng quan trọng. Ông được người ta kể lại, rằng đã làm việc như một cơ quan thần kinh trung ương của cả một ê - kíp, tính toán mọi nước cờ cho cái gọi là “chiến dịch giải cứu tấm huy chương”. Ông phải thuê riêng một phòng khách sạn chỉ để hàng ngày liên lạc với Trưởng bộ môn Đỗ Đình Kháng nhằm tìm cách giải quyết, tránh ảnh hưởng đến tâm lý của Hoàng Anh Tuấn. Đồng thời, ông cũng liên tục trấn an cho Tuấn với lý lẽ của một người “cha với người con” (họ từng gọi nhau là bố xưng con), của một người từng trải với một người trẻ, của một người quản lý với một VĐV.
Quả là sốc. Tuấn chỉ là một vận động viên, thêm nữa anh chỉ là một học trò của chuyên gia Tupurov. Trên danh nghĩa, trợ lý Nguyễn Văn Ngọc đồng thời cũng là trưởng đoàn, và chỉ có ông mới là người mà cả chuyên gia Tupurov lẫn Hoàng Anh Tuấn phải báo cáo, xin phép trước mỗi sự việc.

Đó hoàn toàn không phải là biểu hiện của một người có dấu hiệu bất ổn về tâm lý trong trạng thái khủng hoảng. Vì trước đấy, Tuấn đã khiến chuyên gia Topurov nhiều lần phải ngỡ ngàng, khi Tuấn yêu cầu, “ông phải ngồi ở đây, ông phải đứng ở đây, chứ không được ngồi hay đứng ở chỗ kia khi tôi thực hiện các động tác nâng tạ”. Và cũng đã có lần, Tuấn công khai tỏ ý chê bai phương pháp huấn luyện của Tupurov, người từng giành thành tích cao khi còn là VĐV và là một chuyên gia có tiếng của cử tạ Bulgaria.

Hoàng Anh Tuấn có phải bất nghĩa?

2 năm thêm 5kg: không phải bỗng nhiên là được

Ở ASIAD Doha 2006, Hoàng Anh Tuấn chỉ nâng được tổng trọng lượng sau 2 động tác là 285 kg - một thành tích chỉ đủ để anh giành tấm HCB. Rồi ở SEA Games 24 cách nay chưa đầy 1 năm, Tuấn chỉ nâng được 271 kg (128 cử giật) và để tuột khỏi tay tấm HCV mà ai cũng đã đếm ngay từ trước khi thi.

Thế cho nên, từ 285 rồi xuống, 282 (giải VĐ châu Á 2007), tiếp nữa là 271 và vọt lên 290 kg là một bước tiến. Điều đáng nói là đằng sau bước tiến ấy là công sức của cả một tập thể và đôi khi là cả sự nín nhịn của những người xung quanh trước sự thiếu hiểu biết và không biết điều của Tuấn.

Thời gian tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Tupurov, Tuấn khắc phục được những điểm yếu ở chân, lưng và vai, nó giúp anh hoàn thiện về kỹ thuật - một điều rất quan trọng với các VĐV cử tạ và giúp cho thành tích của Tuấn được nâng cao một cách đáng kể.

Ngay cả trong thời gian ông Tupurov không thể gượng nổi dậy vì trải qua phẫu thuật và không có mặt ở Olympic Bắc Kinh thì ông cũng đã soạn sẵn giáo án cho Tuấn tập luyện và nhờ đó mà Tuấn duy trì được phong độ.

Và khi sang Bắc Kinh rồi, Tuấn cũng không phải một mình đương đầu với bao khó khăn thử thách như người ta tưởng. Bên cạnh anh có trợ lý Nguyễn Văn Ngọc, lúc ấy làm việc như một HLV và người trưởng đoàn, thu xếp tất cả mọi điều nảy sinh để đảm bảo cho chiến dịch tìm kiếm một tấm huy chương cho TTVN không sơ sảy.

Ngay ở trên thảm đấu, thiếu chút nữa thì Tuấn đã không thể có được tấm HCB và thậm chí, cũng không thể giành nổi tấm HCĐ. Sau khi thua Qingquan Long 2kg ở động tác cử giật và chỉ bằng lực sĩ Eko (130 so với 132), rồi thực hiện không thành công trong lần đầu tiên khi thực hiện mức tạ 160kg của động tác cử đẩy, Tuấn đã định nâng tạ lên 164 kg để tranh chấp HCV. Nhưng, thực sự thì sức của Tuấn chỉ cử đẩy được 160 kg là “kịch kim”, nếu cố ở mức 164kg, anh sẽ thất bại. Khi đó, thành tích cử đẩy cao nhất của Tuấn sẽ chỉ là 155kg, tính tổng ra thua cả Eko của Indonesia (288kg), và chỉ bằng Yang Chin Yi của Đài Loan (285kg), nhưng trọng lương cơ thể của Tuấn lại nặng hơn Yang. Vậy là Tuấn sẽ đứng trước nguy cơ chẳng giành nổi tấm HCĐ. Chính bởi thế mà ông Đỗ Đình Kháng đã quyết định Tuấn chỉ tiếp tục thực hiện động tác cử đẩy 160kg để bảo vệ tấm HCB, chấp nhận thua trước Qingquan Long của nước chủ nhà.

Chi tiết này Trưởng đoàn TTVN Hoàng Vĩnh Giang cũng đã từng nói ngay ở bên Bắc Kinh và BHL của đội tuyển cử tạ cũng đánh giá đó là một quyết định đúng đắn.

Có điều, với riêng cá nhân Tuấn, sự tự tin mù quáng nói trên một lần nữa cho thấy, bài học ở SEA Games vẫn chưa giúp anh có được sự tự đánh giá đúng về bản thân của mình. Và hơn hết, nó cho thấy, nếu chỉ có một mình Tuấn, anh sẽ chẳng làm nên nổi trò trống gì, dù tài năng thiên bẩm cỡ nào.

Ân nghĩa ở đâu?

Đầu tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên Tuấn gặp lại chuyên gia Tupurov sau khi anh trở thành á quân Olympic 2008 tại Đại sứ quán Bulgaria ở Hà Nội. Tuyệt nhiên không có một lời cảm ơn xuất phát từ Tuấn dành cho người thầy của mình.

Trên báo chí, Tuấn tuyên bố: “Từ trước tới nay, HLV ngoại là do ở trên mời và chỉ định, có ai thì phải dùng thôi. Giờ vắt kiệt nhau rồi thì phải tìm người khác. Sức khỏe của ông Tupurov không ổn, hơn nữa ông ấy cũng hết hợp đồng huấn luyện tôi rồi”.

Với người trợ lý ngôn ngữ đã nhọc công, tổn trí để cứu Tuấn cũng thế bởi không hề có lấy một lời cảm ơn từ Tuấn dành cho ông, kể từ ngày Tuấn đăng quang. Dù Tuấn biết là trong chiến dịch giải độc doping kia, ông Nguyễn Văn Ngọc đã phải bỏ tiền túi ra để lo liệu, vì nó nằm ngoài số tiền 52.000 USD mà ngành TDTT đầu tư cho Tuấn.

Cũng cần phải nói, họ chính là người đã cứu Tuấn không dưới 2 lần, trong đó có lần vì Tuấn ngỗ ngược, nên các nhà quản lý của bộ môn đã từng muốn loại Tuấn ra khỏi đội tuyển, nhưng cuối cùng được họ xin cho ở lại và hướng đi tập huấn ở Bulgaria.

Nhìn lại tấm HCB này, những người trong cuộc cũng nhìn nhận rằng, dù Tuấn bị ngộ độc doping ở Bulgaria, trở thành nạn nhân bất đắc dĩ trong vụ cả ĐTQG cử tạ gồm 11 VĐV của nước này bị “hạ độc” trong một âm mưu loại bỏ họ ra khỏi cuộc đua tranh ở Olympic, thì Tuấn cũng phải coi thời gian tập luyện ở “xứ sở hoa hồng” như một bệ phóng đưa anh đến với vinh quang.

Thậm chí, tấm HCB của Tuấn còn phải được coi như một kết quả của một mối quan hệ của 2 nền thể thao của 2 quốc gia, chứ không phải cứ đơn thuần có tiền đầu tư là Tuấn có thể đến được Bulgaria, tập như một thành viên của bạn.

Và thậm chí, nếu không có cả sự giúp đỡ của những người làm bên ngành hàng không (Vietnam Airlines) thì Tuấn cũng không bao giờ có được sự di chuyển thuận lợi để đảm bảo kế hoạch tập huấn cho mục tiêu huy chương.

Bởi thế, việc Tuấn phủ nhận công lao của những người đã cưu mang và giải thoát cho anh không vướng phải biến cố lớn nhất của đời một VĐV, chỉ khiến thành tích của Tuấn mất đi những giá trị đáng quý.

Tuấn đang định đi tìm một người thầy nữa, người có thể giúp anh chinh phục những đỉnh cao hơn của thể thao, vượt lên ngưỡng của giới hạn bản thân anh ta. Điều đó cũng có thể chấp thuận. Nhưng với Tuấn, thêm một người thầy nữa có lẽ không đủ, sẽ không bao giờ đủ nếu ở anh không biết trọng ân nghĩa.

Chuyên gia Stefan Tupurov: Tôi chưa bao giờ gặp ai như Tuấn cả

Trong suốt quãng thời gian dài làm việc với Tuấn, tôi thực sự không có những niềm vui và chưa bao giờ hài lòng với cách cư xử của em. Nếu có, thì đó là lúc tôi biết Tuấn giành được tấm HCB ở Olympic Bắc Kinh, vì đấy là một thành tích xứng đáng với những công sức mà chúng tôi bỏ ra. Cuộc đời tôi cũng gặp nhiều người tốt, người không tốt, nhưng “đặc biệt” như Tuấn thì chưa bao giờ.

Tuấn bây giờ đang ở trong giai đoạn đẹp nhất của một VĐV cử tạ. Từ 23-27 tuổi là lúc người ta có thể vươn tới những đỉnh cao. Nhưng muốn thế, Tuấn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những gì mà các chuyên gia yêu cầu. Ngày còn làm việc với tôi, Tuấn luôn muốn làm theo ý của cậu ấy, đó là điều không giúp Tuấn phát huy được hết khả năng của mình.
Còn với cá nhân tôi, nếu được mời tiếp tục cộng tác với cử tạ Việt Nam, tôi rất vui lòng. Tiềm năng của cử tạ là có, đặc biệt là với cử tạ nữ. Nếu đầu tư đúng hướng và làm đúng phương pháp, họ có thể giành được thành tích cao ở đấu trường quốc tế.

Triệu Ánh Dương

http://thethaovanhoa.vn/128N2008100511365275T13/Chuyen-ve-tam-HCB-cu-ta-o-Olympic-2008-Bai-2-Hoang-Anh-Tuan-co-phai-bat-nghia-.htm

collect
06-10-2008, 13:44
Sao tên Tuấn này vô đạo thế nhỉ, dù gì đi nữa thì những người trên cũng là thầy mình, những người lo cho mình... ít nhiều gì họ cũng đã đem vinh quang đến cho mình,thậm chí những người đó có "chửi mắng" mình cũng còn được...
Thế mà hắn lại đối xử, phát biểu tệ mạt như vậy !
--------------------

Nghe nói vụ này là có sự đấu đá ngầm bên trong giữa : 1 bên là báo TT-VH (chỉ trích, tố cáo tên Tuấn kia) ; còn 1 bên là báo Vnexpress (bênh vực hắn)

live4ever
06-10-2008, 13:52
Còn đây là bài báo bênh vực tên Tuấn kia của Vnexpress để phản phé,quật lại TT-VH...

Vụ này coi bộ vui đây à nghen!


Anh Tuấn sốc nặng trước tin dính doping tại Bulgaria

Lực sĩ cử tạ số một Việt Nam, người mới mang về chiếc HC bạc Olympic thứ hai cho thể thao Việt Nam, đã phản ứng quyết liệt trước thông tin anh từng bị dính doping chung với các VĐV Bulgaria trong đợt tập huấn tại đây nhưng đã được “giải cứu” kịp thời.

Thông tin trên một tờ báo thể thao mới đăng còn chỉ ra rằng, loại doping mà Hoàng Anh Tuấn “dính” trong đợt tập huấn 3 tháng tại Bulgaria là chất Metandianon, dạng kích thích tồn tại tới 6 tháng trong máu người mắc phải. Và phải nhờ đến một loại “thần dược” từ ông Abagzaev - thầy cũ của chuyên gia Tupurov, Hoàng Anh Tuấn mới được “giải độc” thành công để kịp tham dự Olympic Bắc Kinh 2008 và có HC bạc.

Khi được hỏi về thông tin này, Hoàng Anh Tuấn tỏ ra hết sức bất ngờ: “Tôi không hiểu những thông tin trên được lấy từ đâu. Và cũng không hiểu mục đích của thông tin này là cái gì. Tôi thực sự bị sốc”.

Anh Tuấn ăn mừng HC bạc tại Olympic. Anh là con cưng của thể thao Việt Nam, đã được đầu tư rất mạnh thời gian qua (tập huấn nhiều tháng tại Bulgaria với chuyên gia ngoại trước khi bay thẳng tới Bắc Kinh dự Olympic).

Phải mất một hồi lâu, Anh Tuấn mới có thể tiếp tục câu chuyện với phóng viên VnExpress.net.
"Chuyện không có thực nhưng giờ nó đã là thông tin mà tất cả mọi người đều biết qua một tờ báo, vì vậy tôi cũng nói rõ chuyện này để mọi người có thể chia sẻ chứ không phải tôi muốn biện minh.
Là vận động viên đỉnh cao, mỗi năm tôi phải trải qua từ hai đến ba đợt thử doping. Tháng 4 năm nay, khi thi đấu tại giải Vô địch thế giới trẻ diễn ra trên đất Nhật, tôi là một trong số ít VĐV được gọi đi thử doping, kết quả thế nào ai cũng rõ. Âm tính.

Chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh 2008, tôi được cử đi tập huấn tại Bulgaria với một chế độ đặc biệt. Ở bên đó, tôi được tập cùng đội tuyển cử tạ Bulgaria. Tập ở đây rất có không khí, đó là môi trường tốt để rèn luyện. Tập chung với các vận động viên Bulgaria nhưng các chế độ dinh dưỡng, các loại thuốc mà tôi cần dùng phải qua sự giám sát chặt chẽ của Bộ môn Cử tạ Ủy ban TDTT Việt Nam. Tất cả các loại thuốc tôi dùng đều gửi từ Việt Nam và phải qua nhiều vòng giám sát.

Khi các vận động viên Bulgaria có kết quả dương tính với doping, bị cấm tham dự Olympic 2008, tôi đã không còn tập chung với họ nữa. Khi tới Bắc Kinh, tôi tiếp tục bị gọi đi thử doping và không có sự cố nào xảy ra. Tôi có thể khẳng định là không có chuyện tôi dính doping trong thời gian tập huấn tại Bulgaria. Mà nếu có, thử hỏi liệu loại thuốc nào có thể giải độc được nhanh vậy".

Hoàng Anh Tuấn cho rằng thông tin xấu này đã ảnh hưởng lớn tới tâm lý, danh dự của anh:
“Trong thời gian qua, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc gia (HC bạc Olympic Bắc Kinh) và thành phố Đà Nẵng (3 HCV giải VĐQG vừa diễn ra) giao cho, bằng nỗ lực tự thân. Thông tin này ảnh hưởng nặng tới tâm lý của tôi, người hâm mộ sẽ nghĩ về Hoàng Anh Tuấn thế nào sau tin này. Tôi cho rằng hình ảnh của mình đang bị bôi nhọ một cách có chủ đích…”.

Ông Đỗ Đình Kháng - trưởng bộ môn Cử tạ - cũng tỏ ra rất bất ngờ: “Tôi rất bất ngờ và thất vọng vì điều này. Không biết nguồn tin doping từ đâu ra mà sau đó xuất hiện trên báo, bởi mọi phát ngôn của Bộ môn phải thông qua tôi. Tôi khẳng định là không có chuyện này. Thật vô lý khi nói rằng có một loại “thần dược” có thể hoá giải doping chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu có loại thuốc đó tại sao các VĐV Bulgaria không dùng.

Ngay sau khi các lực sĩ cử tạ Bulgaria bị kết luận có phản ứng dương tính với doping, tôi đã điện ngay sang để nắm tình hình. Anh Ngọc (ông Nguyễn Văn Ngọc – phiên dịch cho Hoàng Anh Tuấn) đã báo cáo rằng chuyện xảy ra chỉ với các VĐV Bulgaria bởi đội tuyển này có sự đấu đá nội bộ trước thềm dự Olympic, Hoàng Anh Tuấn không có ảnh hưởng gì. Tôi còn cẩn thận đến mức nhờ mua báo bên đó để kiểm tra lời anh Ngọc nói”.

Ông Kháng còn giải thích thêm rằng, tất cả những lần kiểm tra doping đều không được báo trước, vì thế không thể có chuyện phía bạn đã mật báo cho Hoàng Anh Tuấn để vận động viên này đi lánh nạn như thông tin trên một tờ báo.

Kết thúc Olympic Bắc Kinh 2008 với chiếc HC bạc, Hoàng Anh Tuấn tiếp tục thành công ở giải VĐQG 2008. Trong màu áo Đà Nẵng, lực sĩ người Bắc Ninh đã có được 3 tấm HC vàng ở giải này và hiện anh chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế sắp diễn ra.

Ngọc Khánh

http://www.vnexpress.net/GL/The-thao/2008/10/3BA07204/

C.S.G
06-10-2008, 16:59
Triệu Ánh Dương

Viết 1 bài đầy cay cú và hằn học, kiểu viết vậy cũng gọi là phóng viên được hay thật! :D

lee_huynh306
06-10-2008, 17:30
Tự nhiên làm gì đánh thằng nhỏ dữ vậy?!

silkroadpro
06-10-2008, 18:17
Do sự kiện diễn viên điện ảnh Hàn quốc tự tử chết vì những comment thiếu suy nghĩ mình thiết tha đề nghị các bạn nên suy nghĩ cẩn thận trước khi phát biểu về tư cách 1 con người

anh Tuấn nhà ta ko đến nổi thiếu tư duy để làm cái việc đó !

tềthiên
06-10-2008, 18:26
Không biết sự thực là thế nào. Chỉ có một nhận xét rằng : Câu chuyện tìm thuốc giải độc doping cho Hoàng Anh Tuấn của Triệu Ánh Dương nghe cứ như là truyện kiếm hiệp của Kim Dung ấy.

huongct
06-10-2008, 19:42
Nói thật báo chí VN bây giờ để xem chơi thôi, tốt nhất mọi người nên sử dụng cái đầu mà suy nghĩ.

sk8terboi
06-10-2008, 20:04
suy nghĩ sao nổi, có tận mắt thấy vấn đề đc đâu ...

tunghtcntt
06-10-2008, 22:34
Đọc xong chả biết đâu mà lần, báo chí quả lả... Không bình luận

hostindexvn.com
06-10-2008, 22:37
Tớ mà là Tuấn thì chấp nhận thi đấu kém không có huy chương cùng lắm như Taekwondo cùng lắm báo chí chửi vài câu chung chung, kém phong độ... và nếu chuyện doping có thật thì tại thể lực ko phục hồi kịp, hoà cả làng, để VN không có cái huy chương nào cho bọn phóng viên tiếc

microwave-mx
06-10-2008, 23:03
Cái thằng HAT đó nghe phát biểu trên TV thì ko ưa đc roài, nó thuộc dạng coi trời bằng vung, lúc nào cũng xem mình là cái rốn vũ trụ, nói chuyện láo toét ko chịu đc.

ruckus
06-10-2008, 23:54
nói một câu là ghét thằng cu này cực ...

...
07-10-2008, 07:32
tui chẵng tự hào gì về tấm HCB ở thế vận hội Olympic bắc kinh vì hạng cân này thì các cường quốc thể thao chẵng thể kiếm đâu ra VĐV thi đấu ^.^

Người ta mới 14 tuổi đã đạt được 56 kg rồi làm sao mà sánh được với bậc đàn anh như Tuấn được

ndddtph
07-10-2008, 11:29
Thăng Tuấn này đc Đà Nẵng tui đưa về trả lương cao, lúc tui nghe nói đưa nó về là không ưa roài. Nhìn nó đạt huy chương ở Seagame hay ở đâu tui không nhớ với cái đầu dựng ngược lên và nhảy cà tưng là tui ghét roài. Bữa nào nó tập tạ đè nó chết cho roài

live4ever
07-10-2008, 14:48
Nghe nói tên Hoàng anh Tuấn này còn rượt đánh trọng tài ở Seagames Thái Lan!

collect
07-10-2008, 19:18
Chuyện về tấm HCB Olympic của cử tạ VN

(Bài 4): Phản ứng từ người trong cuộc

(TT&VH) - Trong những ngày qua, TT&VH đã nhận được rất nhiều thông tin từ độc giả, muốn biết thêm về câu chuyện Hoàng Anh Tuấn bị ngộ độc chất Metan dianon, và lý do tại sao một số người trong cuộc lại phủ nhận chuyện Tuấn bị ngộ độc (vô tình nằm trong nhóm VĐV bị đánh độc cùng với ĐTQG cử tạ Bulgaria). Chúng tôi đã thực hiện cuộc trao đổi với ông Đỗ Đình Kháng, Trưởng Bộ môn cử tạ, Tổng cục TDTT, người cũng trực tiếp tham gia chiến dịch giải cứu tấm huy chương. [/FONT]

Chuyện về tấm HCB cử tạ ở Olympic 2008 (Bài 3): Có cần thiết im lặng & có nên nuông chiều ? (http://www.thethaovanhoa.vn/128N2008100601564700T13/Chuyen-ve-tam-HCB-cu-ta-o-Olympic-2008-Bai-3-Co-can-thiet-im-lang--co-nen-nuong-chieu-.htm)
Chuyện về tấm HCB cử tạ ở Olympic 2008 (Bài 2): Hoàng Anh Tuấn có phải bất nghĩa ? (http://www.thethaovanhoa.vn/128N2008100511365275T13/Chuyen-ve-tam-HCB-cu-ta-o-Olympic-2008-Bai-2-Hoang-Anh-Tuan-co-phai-bat-nghia-.htm)
Chuyện về tấm HCB cử tạ tại Olympic 2008 (Bài 1): Hoàng Anh Tuấn suýt “chết” vì doping (http://www.thethaovanhoa.vn/128N20081004020252137T13/Tam-HCB-cu-ta-tai-Olympic-2008-Hoang-Anh-Tuan-suyt-chet-vi-doping.htm)

Ông Đỗ Đình Kháng khẳng định: Có bị ngộ độc
Tại sao tôi lại phủ nhận thông tin Tuấn bị ngộ độc doping vì một số tờ báo (khi phỏng vấn ông Kháng-PV) lại trích sai câu chuyện đăng trên báo TT&VH là Hoàng Anh Tuấn dùng doping, sau đó thoát nhờ dùng chất giải độc. Câu chuyện như báo TT&VH đăng tải là hoàn toàn chính xác, vì đúng như anh Nguyễn Văn Ngọc đã kể, Tuấn chỉ bị ngộ độc, do ăn cùng với đội tuyển cử tạ Bulgaria. Ở đây, cần phải phân biệt 2 việc: chủ động và bị động. Tuấn có chủ động sử dụng đâu. Tuấn là người bị ngộ độc. Nếu bạn về so sánh các báo thì họ lại trích lại là Tuấn chủ động dùng. Tôi đau và buồn ở chỗ đó.
Có một số báo thì lại nói, rằng Tuấn dùng doping thì còn kêu ca cái gì nữa, nên Tuấn phản ứng thôi. Nói như vậy là không được. Kể cả các loại thuốc men mà chúng tôi gửi sang theo yêu cầu của Tuấn, cũng là những thuốc được công bố về an toàn thực phẩm. Tôi phải nhờ các bác sĩ của ngành kiểm tra, đảm bảo thì tôi mới gửi sang Bulgaria cho Tuấn dùng. Sau khi sự việc xảy ra rồi, Tuấn có nói với tôi là chú gửi cho cháu ít thuốc bổ thần kinh, vì Tuấn cũng hoảng sợ mà. Tôi hỏi là tại sao Bulgaria là đất thuốc, thiếu gì mà lại phải gửi, Tuấn bảo chú cứ gửi cho chắc ăn, cháu sợ, giờ cứ linh tinh như thế này thì không biết thế nào. Tôi cũng phải đi hỏi, loại thuốc này (Tuấn yêu cầu) thì có làm sao không, rồi mới gửi.
Tôi cũng muốn nói, việc ai bảo là trong người Tuấn chứa đầy chất Metan dianon là không chuẩn xác. Đúng là có, nhưng chắc là chỉ ở mức độ rất nhẹ thôi (thì mới giải được).
Ông Kháng cũng nói, việc Tuấn bị ngộ độc, là do uống các loại nước như kiểu sinh tố hoa quả mà người ta pha chế (tại chỗ) cho đội tuyển Bulgaria. Cơ quan an ninh nước sở tại nói kẻ đánh độc đã cho chất Metan dianon vào nước: Tuấn nói với tôi là loại nước uống đấy không hợp với cậu ta, khó uống, nên chỉ uống 1-2 lần thôi. Tôi nghĩ như thế là may rồi, vậy là chỉ bị nhiễm một chút thôi chứ không thể nhiều được. Một hàm lượng rất nhỏ thôi. Bản thân chất này cũng rất cổ điển, thế giới không còn dùng nữa, không ai còn nghe tên. Tôi cũng nghĩ hay là nếu cứ để như vậy, rồi để chất độc ấy thải loại một cách tự nhiên thì có được không. Nhưng sợ là chỉ có một tí thôi thì cũng có thể “chết” (nếu bị thử nước tiểu). Vả lại tôi cũng rất tin tưởng ở anh Ngọc, một người sống ở Bulgaria hơn chục năm. Nếu là người khác thì tôi cũng sợ, không dám phó mặc, dẫn đoàn đi.
Bản thân anh Ngọc cũng bảo tôi, là anh ấy sẽ giải quyết được, không có vấn đề gì đâu. Chính bởi thế, tôi cũng không báo cáo vấn đề này lên lãnh đạo ngành. Chúng tôi cũng đã hứa với lãnh đạo là chuyến đi tập huấn này sẽ đảm bảo thành tích ra sao, dựa trên những thông số vạch ra trong kế hoạch, thậm chí có số liệu hẳn hoi, là 130 (130kg cho động tác cử giật) và 160 (160kg cho động tác cử đẩy). Và khi tôi đạt ở mức này là tôi nằm trong tốp có huy chương, bằng đúng sức lực, bằng tập luyện và bằng chế độ dinh dưỡng của chúng tôi. Ở bên kia (Bulgaria) là người ta tính toán dinh dưỡng chứ không phải ăn tùy thích và bị ảnh hưởng bởi trượt giá.
Thực lòng mà nói, Tuấn chỉ là nạn nhân thôi, của một vụ đầu độc nhằm vào những người khác. Rất nhiều người đã không đọc kỹ lại đi hỏi và bảo Tuấn là dùng doping, nên Tuấn cũng hoảng sợ lắm.
Có phóng viên khi phỏng vấn tôi, hỏi về chuyện đó, hôm đó lại đúng ngày nghỉ (thứ Bảy), nên tôi đang ở nhà. Họ bảo là anh lên trên mạng đi, đọc đi, mà nhà tôi lại không dùng internet. Rồi họ lại đặt vấn đề là Tuấn chủ động dùng doping. Như vậy là không đúng.
Ông Đỗ Đình Kháng nói về sự trái tính, trái nết của Hoàng Anh Tuấn
Và ông Kháng cũng nói rằng, trong thời gian xảy ra sự việc trên, có xảy ra nhiều chuyện về sự ngỗ ngược của Hoàng Anh Tuấn: “Lần Tuấn phản ứng mạnh khi không thấy chuyên gia đâu, có lẽ là cậu ta cũng hoảng sợ, cả ĐTQG cử tạ Bulgaria thì bị dương tính, không biết mình thế nào, không thấy chuyên gia hay là vì ông ấy cũng trốn đi rồi. Anh Ngọc thì không muốn nói với Tuấn, sợ ảnh hưởng tới tinh thần của Tuấn. Rồi mâu thuẫn lại nảy sinh, phòng ai người nấy ở”.
Mình đúng là nuông chiều nó (Tuấn) quá. Cũng có lúc tôi nghĩ là phải làm một cái gì đó (kỷ luật) với Tuấn, cứ trả về Đà Nẵng, xem rời đội tuyển thì cậu ta có làm được cái gì hay không, nhưng chính anh Ngọc (ông Nguyễn Văn Ngọc, trợ lý ngôn ngữ và là người dẫn Tuấn đi tập huấn) lại xin cho Tuấn. Và Tuấn cũng lên gặp tôi, làm bản kiểm điểm, hứa sẽ hợp tác với chuyên gia. Nhưng được một lúc thì lại đâu vào đấy, nên đến lượt chuyên gia làm đơn xin trả lại Tuấn để về nước.



Có lần tôi vô tình lên Nhổn thì thấy chuyên gia Tupurov đang đứng chờ Tuấn. Tôi hỏi mấy giờ tập thì anh Ngọc nói là 9h, mà lúc ấy lại là 9h30, Tuấn vẫn chưa xuống và mới báo với anh Ngọc là Tuấn bị đau bụng. Nhưng trên thực tế thì ông chuyên gia lại thấy Tuấn mặc quần áo tử tế, dắt xe đi ra ngoài. Anh Ngọc cũng bảo nhiều lần rồi, lần nào Tuấn cũng viện lý do đau lưng, đạu nọ đau kia.


http://images.thethaovanhoa.vn/Images/Uploaded/thethaool/2008/0410/Anh.jpg
Ông Đỗ Đình Kháng và Hoàng Anh Tuấn

Nhưng thời điểm ấy, cận kề với Olympic rồi, việc đi tìm chuyên gia là rất khó khăn. Một chuyên gia mới đến lại phải làm quen ngay từ đầu, mất thời gian mà không biết có hợp nhau hay không, hay rồi lại phá. Tôi xin ý kiến lãnh đạo Tổng cục TDTT thì các anh nói, rằng hãy giữ ông ấy bằng được. Các anh cũng hỏi là trình độ của ông chuyên gia thế nào, tôi trả lời, ông Tupurov đã từng thi đấu đỉnh cao và đoạt nhiều giải chứ không phải chỉ là 1 lần như Tuấn, đã là cái đáng quý. Rồi phương pháp huấn luyện, họ có thể trao đổi những bài tập đỉnh cao ngay.
Khi Tuấn phàn nàn về các bài tập nặng, tôi cũng phải hỏi chuyên gia là VĐV của tôi có nói là bài tập nặng, sợ chấn thương, thì ông ta có nói rằng, tôi là người đã từng trải qua những bài tập còn nặng hơn thế này, và tôi biết giá trị của nó; nếu anh qua được bài tập này thì sức của anh rất mạnh, vượt ngưỡng, vào thi đấu anh quá tự tin khi cần phải “tố” tạ (không chỉ tăng thêm 5kg mà là cả chục kg). Ở đây Tuấn cũng có lý khi nói rằng, Trung Quốc không tập như thế mà họ tích lũy, để dành sức khi thi đấu, và nếu chấn thương thì hỏi cái bài tập ấy còn giá trị nữa hay không?
Cũng có lần tôi nói với Tuấn là chú cho phép cháu làm việc với chuyên gia như là đồng nghiệp của nhau và tôi cũng dặn ông chuyên gia là ông phải theo dõi vì thể trạng của VĐV VN không được như Bulgaria. Nhưng chuyên gia cũng khẳng định là ông đã điều chỉnh rồi, chứ nếu tập đúng như khối lượng của ông thì không chịu được thật. Và chuyên gia cũng đã thực hiện việc trao đổi với Tuấn về nội dung bài tập, khối lượng bài tập. Nhưng được một thời gian thì lại có chuyện từ phía Tuấn, lại bỏ bê và muốn tập theo kiểu của nó.
“Ở bên Bulgaria, anh Nguyễn Văn Ngọc cũng đã từng email về cho tôi là anh Ngọc muốn về vì Tuấn ngỗ ngược quá. Như tôi đã nói, trong thời gian ông Tupurov phải phẫu thuật, đi kiểm tra lại vết mổ, nên không có mặt trong một số buổi tập thì Tuấn lại sẵng giọng hỏi là “chuyên gia đâu”, “mà tại sao bác cứ phải để cháu hỏi rồi bác mới trả lời”. Với anh Ngọc, trước thân thiết thì Tuấn bố bố, con con, sau quay ra là bác với cháu.
Nói thực, là tôi cũng nhiều lần muốn xử lý Tuấn rồi và có nhiều cơ hội để làm việc đó. Tôi tự hỏi là tại sao mình không gạt Tuấn đi (không cho đi Olympic nữa) để nhẹ cái đầu, khỏi phải suy nghĩ. Nhưng làm thế thì có tội, vì Tuấn là tài năng của thể thao, cứ nhớ đến câu nói của chuyên gia thì tôi lại thấy mình phải xem lại. Lần tôi lên trên Nhổn giải quyết mâu thuẫn ấy, tôi nói sẽ cho Tuấn về địa phương, Tupurov có nói lại là: Ông hãy cho tôi về nước ngay ngày mai cũng được, nhưng hãy giữ Tuấn lại, vì đấy là một tài năng hiếm có. Tôi rất cảm động vì câu nói ấy của Tupurov.
Tôi hiểu rằng, với những gì xảy ra với Tuấn đã là một bài học cho cậu ấy rồi và hy vọng là Tuấn cũng hiểu ra vấn đề, sau sự cảnh tỉnh của dư luận về những mặt trái của Tuấn có thể làm khổ chính bản thân VĐV này.
[CENTER]Đó là một chuyến tập huấn cực kỳ hiệu quả
[FONT=Arial]Ông Kháng cũng nói, không thể phủ nhận vai trò to lớn của chuyến tập huấn ở Bulgaria đối với thành tích HCB của Hoàng Anh Tuấn ở Bắc Kinh. Vì sang Bulgaria, việc được tập cùng với ĐTQG nước bạn là một điều đặc biệt, không phải ai cũng được hưởng. Lẽ thường, nếu không có sự ưu ái, đi tập huấn thì chỉ được bắt đầu tập sau khi VĐV của bạn tập xong, mình mới được gối vào. Rồi chế độ dinh dưỡng, ăn uống có tính toán là điều giúp cho VĐV rất nhiều. Ngay cả vai trò của trợ lý ngôn ngữ Nguyễn Văn Ngọc, thật khó để có một người làm tốt công việc như thế, vừa giỏi về ngôn ngữ, vừa thông thổ Bulgaria và có kiến thức về cử tạ. “Tôi có nói với một VĐV cử tạ khác của mình, là Nguyễn Thị Thiết, cũng đi Olympic và đứng thứ 5, là tôi nợ Thiết. Vì Thiết dù chỉ tập ở Nhổn, ăn uống trong hoàn cảnh trượt giá mà vẫn có thứ hạng như thế là điều rất đáng khen”.

Triệu Ánh Dương (thực hiện)

08-08-2008
08-10-2008, 17:59
Trách Tuấn một nhưng phải trách hệ thống đào tạo và quản lý VĐV đến mười, bởi những người có trách nhiệm đã không dạy các VĐV "làm người" mà chỉ chăm chăm nhìn đến thành tích thi đấu mà thôi...